CloudFlare là gì?
CloudFlare trước đây là một đơn vị cung cấp dịch vụ DNS (Domain Name System) trung gian có hỗ trợ CDN (Cloud Delivery Network). Hiện nay, Cloudflare còn cung cấp rất nhiều dịch vụ khác ngoài DNS trung gian như SSL, anti DDOS, chống Spam, Firewall, HTTP/2, SPDY, IP Geo,…và còn rất nhiều dịch vụ khác miễn phí lẫn có phí.
Dịch vụ mà nhiều người quan tâm và thường dùng nhất của CloudFlare là DNS trung gian. DNS là một dịch vụ phân giải tên miền thành địa chỉ IP. Có nghĩa là khi bạn mua một tên miền và hosting để chạy website, về bản chất thì tên miền và hosting này không liên quan gì đến nhau. Tuy nhiên, khi mua hosting bạn sẽ nhận được một địa chỉ IP của server chứa hosting đó, và ở phần quản lý tên miền, bạn phải cấu hình DNS của tên miền trỏ về IP hosting đã mua. Điều này giúp cho việc khi bạn gõ tên miền lên thanh địa chỉ của trình duyệt thì nó tự động chạy tới đúng hosting mà bạn đang dùng để chứa website và từ đó truy cập được web.
Xem bảng giá tên miền.
Dịch vụ DNS trung gian của CloudFlare có nhiệm vụ làm cầu nối trung gian giữa Tên miền và hosting. Nghĩa là bạn sẽ cài đặt DNS tên miền trỏ về máy chủ của CloudFlare, rồi từ CloudFlare bạn mới cấu hình kết nối tới IP của hosting. Lúc này mọi hoạt động truy cập vào website của bạn sẽ thông qua CloudFlare trước khi đến hosting.
Những lợi ích khi dùng DNS CloudFlare
Dịch vụ DNS trung gian sẽ làm điều hướng mọi truy xuất tên miền phải đi qua CloudFlare trước khi đến được hosting. Điều này chắc hẳn sẽ làm truy xuất chậm hơn vì phải đi vòng thay vì đi thẳng. Tuy nhiên, CloudFlare hẳn phải có giải pháp và tính năng hay thì mới buộc người ta phải dùng dịch vụ DNS trung gian được.
- Vì là DNS trung gian nên Cloudflare có mạng lưới hơn 120 data center tại hơn 100 thành phố, nằm ở 49 nước trên khắp thế giới. Điều này giúp cho mỗi truy xuất đều có thể tìm đến server CloudFlare gần nhất để giảm thời gian chờ đợi.
- CloudFlare có trang bị các máy chủ CDN, và sẽ lưu bản cache (bộ nhớ đệm) của website trên các máy chủ này và phân phối lại cho các trình duyệt ở gần. Điều này sẽ giúp cho việc truy xuất nội dung website nhanh hơn rất nhiều đồng thời làm giảm băng thông cho hosting. Chẳng hạn như một người dùng ở Singapore truy xuất website có domain dùng CloudFlare và hosting được đặt tại server Halink, thì khi họ truy cập vào tên miền bằng trình duyệt, thông tin yêu cầu sẽ được chuyển đến CloudFlare gần nhất. Lúc này, CloudFlare phát hiện dữ liệu khách cần truy xuất từ website có sẵn trên server, nó sẽ truyền lại thẳng đến trình duyệt khách mà không cần đi qua hosting đặt tại Halink. Nếu website của bạn load chậm, hoặc do hosting yếu thì điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho website của bạn.
- Do mọi hoạt động của website đều thông qua DNS trung gian, nên CloudFlare trang bị rất nhiều tính năng đặc biệt để hỗ trợ website. Chẳng hạn như tăng khả năng bảo mật dữ liệu, hạn chế hacker, chống tấn công DDOS, hạn chế spam, ngăn các traffic xấu,… Điều này giúp website luôn trong tình trạng hoạt động tốt, an toàn và bảo mật. Do bạn trỏ tên miền giá rẻ về CloudFlare nên hacker không thể biết được IP hosting thật là gì và không thể tấn công được.
Một vài nhược điểm của CloudFlare
- CloudFlare hiện chưa có máy chủ tại Việt Nam, nên nếu website của bạn nằm trên hosting có máy chủ đặt tại Việt Nam, phục vụ khách hàng ở Việt Nam thì không nên dùng CloudFlare. Vì mọi truy cập đều phải qua CloudFlare ở nước ngoài trước khi quay lại hosting Việt Nam, sẽ làm giảm tốc độ tải trang, vì cơ bản đường truyền internet của Việt Nam khá chậm mà dữ liệu phải đi ra đi vào tới 2 lần.
- Hoạt động của website phụ thuộc hoàn toàn vào CloudFlare. Tức là nếu Server CloudFlare bị down thì việc truy xuất vào website của bạn sẽ bị gián đoạn theo. Trong quá khứ từng có trường hợp một vài máy chủ CloudFlare bị lỗi khiến hàng ngàn website liên quan không vào được.
- Trước đây nếu bạn dùng Shared Hosting, thỉnh thoảng sẽ gặp vấn đề dải IP của CloudFlare sẽ bị Firewall của server chứa hosting chặn, do tất cả truy cập web thông qua 1 dải IP của CloudFlare nên máy chủ hosting hiểu lầm là website đang bị spam hoặc tấn công, đồng thời khoá website. Tuy nhiên hiện nay đa số máy chủ đều đã cập nhật dải IP của CloudFlare vào whitelist nên hiện tượng này đã giảm nhiều.
Khi nào nên dùng CloudFlare
Vậy bạn chỉ nên sử dụng CloudFlare khi:
- Website được đặt tại máy chủ ở nước ngoài, có lượng traffic chủ yếu ở Việt Nam, hoặc máy chủ ở Việt Nam nhưng traffic đến từ khắp nơi trên thế giới.
- Các website quan trọng, cần phải che giấu địa chỉ IP máy chủ chứa website.