Bạn đang sở hữu một Website bán hàng hay tin tức, chắc hẳn bạn đã nghe về chứng SSL. Website của bạn có thể đã được cài đặt SSL, nhưng bạn đã biết chứng chỉ SSL là gì chưa? Còn nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế một Website, hãy tìm hiểu và tích hợp chứng chỉ SSL cho Website của mình.
Vậy, chứng chỉ SSL là gì?
SSL là viết tắt của từ Secure Sockets Layer. Đây là một giao thức bảo mật thông tin trên không gian mạng, bằng cách mã hoá các thông tin được gởi từ trình duyệt đến máy chủ. Điều này giúp cho việc trao đổi thông tin giữa trình duyệt và máy chủ luôn được bảo mật và đảm bảo an toàn. Các thông tin có thể cần được SSL bảo vệ như là: thông tin thẻ tín dụng, thông tin đăng nhập tài khoản, thông tin cá nhân,…
SSL là một chuẩn bảo mật được sử dụng bởi hàng triệu trang web trong việc bảo vệ các thông tin của khách hàng sử dụng Website. Đặc biệt là với những Website thương mại, việc sử dụng SSL để bảo vệ thông tin khách hàng là vô cùng cần thiết. Nếu khách hàng thanh toán sản phẩm trên một Website không được cài chứng chỉ SSL, thông tin thẻ của khách hàng dễ dàng bị đánh cắp. Từ đó hacker có thể sử dụng hết tiền trong tài khoản đã đánh cắp được thông tin. Đây là một ví dụ điển hình cho sự cần thiết của việc cài đặt chứng chỉ SSL vào Website.
Hiện nay, ngoài việc cài đặt SSL để bảo mật Website, đây cũng là một điều kiện để Google đánh giá độ tin cậy của Website, giúp cho Website thân thiện hơn với bộ máy tìm kiếm Google.
Cách nhận biết một Website đã cài đặt chứng chỉ SSL
Tuỳ vào từng mô hình hoạt động của Website, và nhu cầu bảo mật cao tới đâu mà chủ Website sẽ cài các chứng chỉ SSL với mức độ bảo mật khác nhau. Từ đó việc hiển thị chứng nhận SSL của Website cũng khác nhau:
- Có ký tự “https” thay vì chỉ “http” và biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ.
- Hiển thị ký tự “https” kèm biểu tượng ổ khoá, đồng thời có thể tra cứu tên doanh nghiệp
- Hiển thị ổ khoá cùng tên doanh nghiệp ngay trên thanh địa chỉ.
SSL hoạt động thế nào?
- Khi trình duyệt kết nối tới một Website đã cài đặt SSL, Website sẽ gởi cho trình duyệt một chứng chỉ SSL.
- Trình duyệt sẽ gởi chứng chỉ SSL này đến một máy chủ lưu trữ các chứng chỉ số đã được phê duyệt. Các máy chủ này được thành lập bởi những công ty uy tín như GlobalSign, VeriSign.
- Trình duyệt sẽ thông qua các máy chủ đó để kiểm tra xem liệu nó có tin tưởng chứng chỉ SSL hay không. Sau đó, nó sẽ gửi một tin nhắn đến máy chủ website.
- Máy chủ web gửi lại xác nhận đã ký điện tử để bắt đầu phiên mã hóa SSL.
- Dữ liệu được sẽ mã hóa khi chia sẻ giữa trình duyệt và Website
Về mặt kỹ thuật, SSL sử dụng mã hóa công khai. Kỹ thuật này giúp cho Website và Trình duyệt tự thỏa thuận một bộ khóa sẽ dùng trong suốt quá trình trao đổi thông tin sau đó. Bộ khóa sẽ thay đổi theo mỗi trong lần trao đổi kế tiếp, một người khác sẽ không thể giải mã ngay cả khi có được dữ liệu của máy chủ lưu trữ chứng chỉ số nói trên.
Có rất nhiều loại chứng chỉ SSL và được phân thành các loại chính với độ bảo mật khác nhau gồm: DV, OV hay EV. Cũng có rất nhiều hãng tham gia cung cấp chứng chỉ SSL như: Digicert, RapidSSL, Geotrust, Comodo, Symantec, Globalsign…
Lợi ích khi sử dụng SSL?
Halink cung cấp dịch vụ chứng chỉ SSL
Halink hiện là đại lý chính thức của các nhà cung cấp dịch vụ chứng chỉ SSL cho Website với giá rẻ và chất lượng đạt chuẩn. Chúng tôi sẽ tư vấn kỹ càng, kết hợp hỗ trợ cài đặt chứng chỉ SSL trên Website của khách hàng. Khách hàng có thể tham khảo thông tin và biểu giá tại đây.