Ẩn thông tin tên miền là một tùy chọn có sẵn từ các công ty đăng ký tên miền để ngăn chặn việc gửi thư rác và tiết lộ thông tin cá nhân về chủ sở hữu đã đăng ký của miền. Thông thường, khi đăng ký tên miền bạn phải kê khai thông tin của người sở hữu, người quản trị tên miền bao gồm địa chỉ, email, số điện thoại,… Những thông tin này thông thường sẽ được công khai và mọi người có thể tìm thấy thông tin người đứng sau một tên miền bằng cách tra cứu WHOIS.
Tuy nhiên điều này dẫn đến nhiều hệ luỵ to lớn, chẳng hạn như bạn sẽ nhận được nhiều email rác, bị người khác làm phiền thậm chí bị hacker dòm ngó,…
Vì thế, nhiều người có nhu cầu bảo vệ thông tin riêng tư bằng cách mua dịch vụ ẩn thông tin tên miền. Đây là một tiện ích bổ sung trả phí, với mức phí khá thấp. Tuy nhiên, nó là một lựa chọn đi kèm khi mua tên miền chứ không bắt buộc. Do đó, nhiều người thường bỏ qua dịch vụ này vì nghĩ rằng nó không cần thiết. Thế nhưng, khi nào thì nên mua dịch vụ ẩn thông tin tên miền? Tất nhiên bạn sẽ nghĩ tới việc này khi bạn thấy thông tin cá nhân của mình là quan trọng.
>> Tham khảo bảng giá tên miền
Vì sao cần cung cấp thông tin người sở hữu tên miền?
Liệu bạn có thắc mắc tại sao mình phải cung cấp thông tin cá nhân khi mua tên miền rồi lại phải trả tiền nếu muốn bảo vệ thông tin đó. Điều đó thật vô lý phải không? Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin khi đăng ký tên miền là điều cần thiết vì 2 lý do chính sau:
Bảo vệ tên miền khỏi tranh chấp
Để đăng ký miền, bạn phải cung cấp cho công ty đăng ký miền thông tin liên hệ cơ bản bao gồm tên hợp pháp, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email của bạn. Thông tin này xác nhận rằng bạn là chủ sở hữu miền của bản ghi và nó được nhập vào cơ sở dữ liệu công khai có tên Whois, trả lời câu hỏi “ai được quyền sở hữu tên miền này?”
Với một tên miền chất lượng, uy tín, nổi tiếng, rất dễ xảy ra tranh chấp. Do đó, việc cung cấp thông tin người sở hữu tên miền sẽ giúp bạn chiến thắng khi xảy ra tranh chấp tên miền.
Trách nhiệm của người đăng ký tên miền trước pháp luật
Việc sở hữu và đưa tên miền vào hoạt động cũng phải tuân theo pháp luật. Bạn không thể bán hàng cấm, hàng không hợp pháp, hay đăng tải thông tin trái pháp luật lên website thuộc tên miền mà bạn sở hữu. Do đó, việc cung cấp thông tin tên miền nhằm đảm bảo việc bạn tạo website dựa trên tên miền đó vào mục đính chính đáng, phù hợp với các quy định của pháp luật.
WHOIS công khai thông tin tên miền
Theo mặc định, thông tin bạn gửi khi đăng ký tên miền mới của bạn sẽ có sẵn để truy cập công khai. Điều này giúp bất kỳ ai cũng có thể xác định được chủ sở hữu thực sự của bất kỳ tên miền giá rẻ nào, ở bất kỳ đâu trên thế giới — một điều quan trọng cần cân nhắc về tính minh bạch và hợp pháp. Nhưng bởi vì bất kỳ ai cũng có thể truy cập dữ liệu Whois, điều này có thể khiến thông tin liên hệ của chủ sở hữu trang web bị lạm dụng dưới mọi hình thức, từ sự tấn công của thư rác và các chiến dịch tiếp thị trực tiếp cho đến đánh cắp thông tin trên mạng, các mối đe dọa và đánh cắp danh tính.
Các kế hoạch bảo vệ quyền riêng tư của tên miền được thiết kế để cung cấp một số bảo mật cho thông tin được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu Whois rất công khai. Nói chung, bạn nên chi thêm một khoản phí hàng năm để các nhà cung cấp quyền riêng tư tên miền che khuất các dữ liệu Whois của chủ sở hữu trang web, chẳng hạn như địa chỉ hoặc số điện thoại và chuyển tiếp các truy vấn thông tin này tới một máy chủ proxy hoặc một cổng an toàn khác. Bằng cách này, thông tin domain bị chặn khỏi chế độ xem công khai, với thông báo cho người xem rằng thông tin được bảo vệ bởi nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba. Những loại kế hoạch này có thể cung cấp cho người dùng một số quyền kiểm soát đối với khả năng hiển thị công khai của thông tin cá nhân và vẫn cho phép truy cập thông qua proxy. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những phiền toái không đáng có.